Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin chỉ đạo điều hành

Hướng dẫn cơ cấu gồng và lịch thời vụ gieo trồng vụ đông xuân năm 2017-2018

01/12/2017 00:00 345 lượt xem

Căn cứ điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai và tình hình sản xuất thực tế trên địa bàn xã Hùng An. Để triển khai kịp thời vụ và đảm bảo kế hoạch sản xuất gieo trồng vụ xuân năm 2018 đạt kết quả tốt, đảm bảo đúng thời vụ, đúng cơ cấu, đúng tiến độ. UBND xã Hùng An hướng dẫn cơ cấu, lịch thời vụ gieo trồng vụ đông xuân năm 2017-2018, cụ thể như sau:

 A. Cơ cấu giống và lịch gieo cấy lúa vụ đông xuân  2017-2018 (Tính theo dương lịch)

I. Cây lúa

TT

Thời vụ

L. giống gieo (kg/ha)

T. gian gieo mạ

Tuổi mạ (Số lá)

Mật độ

(Khóm/m2)

Thời gian cấy  

Dảnh/ khóm

T.gian sinh trưởng  (ngày)

Thời gian   thu hoạch

1

Xuân chính vụ:

- Lúa lai:

 + Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Nhị ưu 986, HKT 99, CT16

+ Việt lai 20, TH 3-3, TH 3-5

 

 

- Lúa thuần:

+ HT1, BT số 7, KD18, PC6, BG1,, Thiên ưu 8, ĐS1, J02, NĐ1, LTh31.

 

 

 

 

25 - 30

 

 

 

 

50 - 80

 

 

 

 

 

 

 

10/01-

25/01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,5 - 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40 - 45

 

 

 

 

45 - 50

 

 

 

 

 

Cấy xong trong tháng 2

 

 

 

 

 

1 - 2

 

 

 

 

2 - 3

 

 

 

 

130-135

 

115-120

 

 

 

120-130

 

 

 

 

20/5-10/6

 

5/5-15/5

 

 

 

10/5-25/5

 

2

Xuân muộn:

- Lúa lai:

 + Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Nhị ưu 986, HKT 99, CT16

+ Việt lai 20, TH 3-3, TH 3-5

 

 

- Lúa thuần:

+ HT1, BT số 7, KD18, PC6, BG1,, Thiên ưu 8, ĐS1, J02, NĐ1, LTh31

 

 

 

 

25 - 30

 

 

 

 

50 - 80

 

 

 

 

 

25/01 - 5/02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,5 - 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40 - 45

 

 

 

 

45 - 50

 

 

Cấy xong trước 10/03, chậm nhất trước 15/03

 

 

 

 

 

1 – 2

 

 

 

 

2 – 3

 

 

130-135

 

 

115-120

 

 

 

120-130

 

 

 

5/6 - 20/6

 

 

20/5 - 30/5

 

 

 

25/5 - 5/6

II. Cây ngô, lạc, đậu tương

TT

Loại cây trồng

L. giống gieo (kg/ha)

T. gian trồng      

Mật độ

(cây/m2)

T.gian sinh trưởng  (ngày)

Thời gian   thu hoạch

1

CÂY NGÔ

- Ngô xuống ruộng:

+ Ngô lai: NK4300, NK66, NK67, NK54, CP989, CP888, CP999, CP501, LVN10,

 MX4, MX6.

+ Ngô thuần: Ngô Q2, giống địa phương…

- Ngô soi bãi:

+ Ngô lai: NK4300, NK66, NK67, NK54, CP989, CP888, CP999, CP501, LVN10,

 MX4, MX6.

+ Ngô thuần: Ngô Q2, giống địa phương…

 

 

 

 

15

 

 

25 - 30

 

 

15

 

25-30

 

 

 

 

15/01 - 10/02

 

 

 

 

 

15/01 - 25/02

 

 

4,5-5

 

 

 

5-5,5

 

 

4,5-5

 

5-5,5

 

 

110-120

 

 

 

100-110

 

 

110-120

 

100-110

 

 

10/5 -5/6

 

 

 

01/5- 25/5

 

 

10/5-25/6

 

01/5-15/6

2

CÂY LẠC

- Giống L14, MD7, Sen lai, địa phương…

 

140 - 170

 

15/01-20/02

 

30-33

 

130-135

 

25/5- 30/6

3

CÂY ĐẬU TƯƠNG

- Giống DT 84, DT 90, VX93, địa phương…

 

50 - 60

 

20/01-10/03

 

40 - 50

 

90-100

 

20/4-30/5

 

 

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng

I. Cây lúa

Chú ý: Đối với vôi bột bón theo chu kỳ, 3 vụ bón 1 lần.

 

Giống

 

 

Kỹ thuật chăm sóc

 

 

 

Giống lúa lai

 

 

 

Giống lúa thuần

 

 

* Lượng phân bón cho:

1.000 m2 ruộng cấy

- Phân chuồng

- Đạm urê

- Phân lân

- Ka li

- Vôi bột

* Cách bón:

- Bón lót

 

 

 

 

- Bón thúc:      + Lần 1

 

 

                        + Lần 2

 

 

 

 

800 -1.100kg

25 - 30 kg

40 - 50 kg

15 - 20 kg

40 - 50 kg

 

- Toàn bộ phân chuồng + lân + vôi bột, bón trước khi  bừa cấy.

Bón lót chân mạ trước khi cấy từ 8 - 10 kg đạm.

 

- Bón thúc đợt1: Sau khi cấy từ 10 - 12 ngày bón 10 - 12 kg đạm + 6 - 8 kg kali kết hợp làm cỏ sục bùn.

- Sau khi bón thúc lần1:  Sau làm cỏ chăm sóc lần 1 từ  12 - 15 ngày, bón đạm 7 - 8 kg, kali 9 -12 kg, kết hợp làm cỏ sục bùn.

 

 

 

 

800 - 900kg

15 - 20 kg

30 - 40 kg

10 - 15 kg

40 - 50 kg

 

- Toàn bộ phân chuồng + lân + vôi bột, bón trước khi bừa cấy. Bón lót chân mạ trước khi cấy 5 - 6 kg đạm.

 

- Bón thúc đợt1: Sau khi cấy từ: 10 - 12 ngày bón 6 - 8 kg đạm + 4 - 6 kg kali, kết hợp làm cỏ sục bùn

- Sau khi bón thúc đợt 1: Sau làm cỏ chăm sóc lần 1 từ 12 – 15 ngày bón 4 - 6 kg đạm + 6 - 9 kg kali kết hợp làm cỏ sục bùn.

II. Cây ngô

* Lượng phân bón:Tính cho 1.000 m2

- Phân chuồng: 800 - 1.000 kg

- Đạm urê:  25 - 35 kg

- Lân:         40 - 50 kg

- Kali:        10 - 15 kg

* Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân bón theo rạch hoặc hốc trước khi gieo hạt.

- Bón thúc: Chia làm 2 lần

+ Lần 1: Khi ngô 3- 4 lá. Trộn đều 15 - 20 kg đạm với 4 - 6 kg kali, bón cách hốc 5-7 cm kết hợp dặm, tỉa cây kết hợp vun nhẹ.

+ Lần 2: Lúc ngô được 7 - 9 lá, trộn đều 10 - 15 kg đạm với 6 - 9 kg kali, bón cách gốc 10- 12 cm, kết hợp vun cao gốc tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.

III. Cây đậu tương

* Lượng phân bón tính cho: 1.000 m2

- Phân chuồng: 300 - 400kg

- Đạm urê: 4 - 5 kg

- Lân: 35 - 40 kg

- Kali: 8 - 10kg

* Cách bón :

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân theo rạch trước khi trồng.

- Bón thúc 2 lần:

+ Lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, bón 2 - 3 kg đạm + 3 - 4  kg kali, bón cách gốc 2-3 cm tuyệt đối không để phân dính vào lá, kết hợp xới phá váng, tỉa định cây, vun nhẹ .

+ Lần 2: Khi cây có 5- 6 lá, bón 2 kg đạm + 5 - 6 kg kali, bón cách gốc 4-5 cm tuyệt đối không để phân dính vào lá, kết hợp xới xáo, vun cao gốc

IV. Cây lạc

* Lượng phân bón tính cho: 1.000 m2

- Phân chuồng hoai mục:  300 - 400 kg

- Đạm urê:  3 - 4 kg

- Lân:  40 - 45 kg

- Kali:  20 - 22 kg

- Vôi bột:  50 kg

* Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 25 kg vôi bột, trộn đều các loại phân với nhau bón theo rạch, lấp đất kín phân rồi gieo hạt (không gieo hạt trực tiếp lên phân).

- Bón thúc 2 lần:

+ Lần 1: Khi cây lạc có 3 - 5 lá thật, bón 3 - 4 kg đạm + 8 - 9 kg kali, kết hợp vun nhẹ lấp đất kín phân.

+ Lần 2: Khi hoa nở rộ, từ 5 - 7 ngày (hoa đã héo), bón 25 kg vôi bột + 12 - 13 kg kali kết hợp vun cao.

C. Một số điểm cần lưu ý

1. Về thời tiết, khí hậu

 - Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương: Nhiệt độ các tháng đầu và cuối mùa phổ biến xấp xỉ trên trung bình nhiều năm, các tháng giữa mùa dưới trung bình nhiều năm. Trong mùa đông 2017-2018 khả năng xảy ra khoảng 4 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng, tập trung vào các tháng chính vụ (tháng 01 - 02/2018). Trong đó đợt rét đậm rét hại đầu tiên (nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 150C, kéo dài trên 2 ngày) vào khoảng cuối tháng 12/2017 sang đến đầu tháng 1/2018. Từ tháng 11-12/2017 dòng chảy trên các sông suối sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-20%. Mực nước trên sông Lô có khả năng phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, so với cùng thời kỳ khoảng 10-30cm (do ảnh hưởng điều tiết của các hồ thủy điện). Thời gian xuất hiện mực nước thấp nhất trên các sông có khả năng xảy ra vào tháng 4 và tháng 5/2018.

 - Nhận định chung mùa đông 2017/2018 về nhiệt độ có khả năng xuống thấp hơn so với các năm gần đây, lượng mưa ít, dễ xảy ra khô hạn trong vụ Đông. Vì vậy, cần theo dõi diễn biến thời tiết, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân gieo trồng theo đúng lịch thời vụ, hạn chế tối đa gieo quá sớm hoặc quá muộn làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Rà soát kỹ và kiên quyết chuyển đổi những diện tích ruộng không chủ động nước có khả năng bị hạn sang các cây trồng cạn (lạc, ngô) và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng loại cây trồng. Tuyên truyền người dân cần dự trữ nước và tưới tiết kiệm ngay từ đầu vụ.

2. Về biện pháp kỹ thuật

 - Đối với cây lúa khuyến cáo không cấy trà xuân sớm, tập trung vào trà xuân trung và tăng diện tích sử dụng giống lúa năng suất, chất lượng cao. Bố trí trà lúa xuân hợp lý, trà xuân muộn có thể áp dụng phương pháp mạ ném; các chân ruộng không chủ động nước tưới cần sớm chủ động chuyển sang trồng cây màu các loại. Đối với sản xuất cây vụ đông phải bố trí hợp lý, đặc biệt cây ngô đông là cây ưa ấm do vậy chỉ đạo gieo trồng đúng khung thời vụ, nếu không đảm bảo thì kiên quyết không gieo trồng.

- Tập trung vào các giống lai và giống thuần có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày như PC6, Việt Lai 20, HT1...

- Chủ động dự phòng khoảng 5-10% lượng giống và mạ trong vụ xuân để đề phòng thời tiết rét đậm, rét hại... gây thiệt hại cho mạ và lúa cấy. Áp dụng triệt để biện pháp che phủ nilon 100% chống rét cho mạ xuân, thời tiết rét đậm - rét hại kéo dài cần giữ đủ ấm bón thêm phân chuồng, tro bếp, phân lân.

- Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật KHCN tạo sự đột phá làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; mở rộng cánh đồng mẫu thâm canh gắn với chỉnh trang đồng ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

- Tập trung đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích, chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ, bón phân cân đối hợp lý NPK, bón lót sâu, kết hợp sử dụng phân vi sinh. Theo phương châm bón sớm, bón tập trung "nặng đầu, nhẹ cuối" để cây trồng sinh trưởng sớm, khỏe, hạn chế sâu bệnh, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

- Chủ động bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo sâu bệnh hại cây trồng để hướng dẫn kịp thời các địa phương. Đối với các giống lúa dễ nhiệm bệnh bạc lá, khô vằn, bệnh nấm hoa cúc cần xử lý hạt giống trước khi gieo, bón phân cân đối hợp lý (tăng cường bón phân Kali) chuẩn bị sẵn các loại thuốc trừ sâu, bệnh đặc trị nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

- Để kịp thời vụ gieo trồng cây vụ đông xuống ruộng đề nghị các thôn có kế hoạch chi tiết diện tích cây vụ đông, tập chung chỉ đạo thu hoạch cây trồng vụ xuân nhanh gọn, kịp cho gieo cấy vụ mùa sớm sử dụng các giống ngắn ngày để trồng cây vụ đông.

- Cần theo dõi thời tiết trên thông tin đại chúng và lịch thời vụ để ngâm ủ gieo mạ và trồng các loại cây vụ xuân, vụ mùa để tránh những ngày rét đậm, rét hại, nóng bức.

+ Tiểu hàn - chớm rét, ngày 05/01/2018 dương lịch (Tức là ngày 19/11/2017 âm lịch)

+ Đại hàn - rét đậm, ngày 20/01/2018 dương lịch (Tức là ngày 04/12/2017  âm lịch)

+ Lập xuân - sang xuân, ngày 4/02/2018 dương lịch (Tức là ngày 19/12/2017 âm lịch)

+ Lập hạ - sang hè, ngày 5/5/2018 (Tức là ngày 20/3/2018 âm lịch)

+ Lập thu - sang thu ngày 7/8/2018 (Tức là ngày 26/6/2018 âm lịch)

 (Lưu ý các thôn niêm yết cơ cấu giống lịch thời vụ gieo trồng tại trụ sở thôn)

Trên đây là nội dung hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông  xuân  năm 2017-2018 của UBND xã Hùng An. Đề nghị các đồng chí trưởng thôn căn cứ vào hướng dẫn này để triển khai cho bà con nông dân gieo cấy đúng thời vụ./.


Tin khác